Xác nhận vị trí của bạn

Xác nhận vị trí của bạn hoặc chọn từ danh sách các quốc gia để kết nối với Ottobock thị trường tại địa phương của bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng trong tương lai bạn sẽ được chuyển hướng đến trang bạn đã chọn để bạn luôn ở đúng chỗ.

FirstSpiritExport,OBISCM-1557,web_site,prosthetics_2,mobility_after_amputation
FirstSpiritExport,OBISCM-1557,web_site,prosthetics_2,mobility_after_amputation
FirstSpiritExport,OBISCM-1557,web_site,prosthetics_2,mobility_after_amputation

Cuộc sống sau khi mất chân

Tìm hiểu về chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, đau chi ma, những bài tập vận động đầu tiên sau phẫu thuật và việc lắp chân giả

Tìm hiểu về chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, đau chi ma, những bài tập vận động đầu tiên sau phẫu thuật và việc lắp chân giả

Tổng quan

Những diễn biến sau khi cắt cụt chi?

Ngay sau cuộc phẫu thuật, việc phục hồi và chăm sóc vết mổ trên phần chi thể còn lại sẽ là mối quan tâm hàng đầu của bạn. Cả hai việc đều quan trọng để bạn có thể bắt đầu phục hồi chức năng sớm và có thể lắp chi giả.

Để bắt đầu phục hồi chức năng:

  • Phần chi thể còn lại của bạn phải gần hết hoặc hết hẳn đau

  • Chi thể còn lại phải có khả năng chịu được trọng lượng

  • Mỏm cụt đã ổn định, giảm bớt sưng nề và ứ dịch

  • Bạn có thể di chuyển mỏm cụt theo mọi hướng tốt nhất có thể

Việc phục hồi nhanh như thế nào phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn. Tuy nhiên để chóng lành thương, bạn nên tập một cách tích cực. Mặc dù việc này thường đòi hỏi phải rất kiên nhẫn và chịu đựng nhưng sẽ đem lại thành quả: khi bắt đầu tập phục hồi chức năng, bạn càng vận động bao nhiêu thì thời gian bạn lắp được chi giả được rút ngắn bấy nhiêu.

Trong thời gian vẫn còn nằm viện sau phẫu thuật, bạn đã có thể tìm kiếm một cơ sở phục hồi chức năng phù hợp với bạn, nên tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn.


Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Chuẩn bị mỏm cụt cho việc lắp chân giả

Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đoạn chi là bước cơ bản cho việc lắp chi giả sau đó, do vậy nó đặc biệt quan trọng. Tại bệnh viện, Bác sĩ điều trị của bạn sẽ liên tục theo dõi và kiểm tra quá trình lành thương trong khi các điều dưỡng sẽ chăm sóc vết mổ hàng ngày cho bạn. Ngoài việc điều trị vết thương, việc này còn bao gồm liệu pháp ép giảm phù nề, giảm độ mẫn cảm cho da, chăm sóc sẹo và những công việc khác nữa.

Chăm sóc phần chi thể còn lại

Đau chi thể còn lại

Sau phẫu thuật, có thể bạn sẽ có những cơn đau khác nhau trên phần chi thể còn lại. Bao gồm đau xương, đau vết mổ, đau thần kinh hoặc đau chi ma. Mỗi loại đau sẽ có cách điều trị riêng, tùy theo nguyên nhân gây đau. Các phương pháp điều trị đau bao gồm: thuốc giảm đau, chườm nóng/lạnh hoặc bó mỏm cụt lại. Bạn có thể trao đổi với các chuyên viên điều trị cho bạn và/hoặc các chuyên gia chuyên khoa đau về việc này.

Doctor controls leg stump after amputation

Lành thương

Khi bạn tỉnh lại sau gây mê, chân của bạn sẽ được băng kín bằng băng y tế đơn giản hoặc được bó bột với một ống nhỏ dẫn ra ngoài. Ống này được đưa vào trong vết thương trong quá trình phẫu thuật để dẫn lưu dịch và máu từ vết thương ra, và sẽ được rút ra trong quá trình lành thương
Giai đoạn đầu của quá trình lành thương thường hoàn thành trong vòng mười bốn ngày đầu, khi vết mổ được đóng lại. Sau đó, các tế bào của mô liên kết phát triển mạnh hơn thành mô liên kết chuyên biệt. Nhưng ngay cả khi nhìn bên ngoài có vẻ như sẹo đã lành và màu của mô sẹo chỉ thay đổi một chút thì quá trình liền sẹo hoàn toàn có thể lâu hơn nhiều, có thể lên tới một năm rưỡi trước khi nó được lành hoàn toàn bên dưới da. Thời gian của quá trình lành thương phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Rehabilitation team applies a wound dressing

Điều trị phù nề

Sau phẫu thuật, các mô xung quanh phần chi thể còn lại thường sẽ bị sưng nề. Đây là một phản ứng bình thường đối với việc phẫu thuật và sẽ giảm sau khoảng một tuần.

Mục tiêu ban đầu là giảm thiếu sưng nề ở chi thể còn lại, và sau đó là giữ ổn định kích thước tức là chu vi của mỏm cụt. Bác sĩ nên chỉ định dẫn lưu bạch huyết để điều trị phù nề, việc này có thể được thực hiện bởi một Chuyên viên vật lý trị liệu hoặc chuyên viên hoạt động trị liệu. Mục đích là để kích thích dịch tích tụ ở quanh vết mổ được chảy ra ngoài. Sau khi dẫn lưu bạch huyết, chi thể còn lại sẽ được điều trị bằng kỹ thuật đặc biệt: băng ép, mang tất tạo áp lực hoặc mang bao ép mỏm cụt. Việc ép này cũng làm giảm thiểu kích thước mỏm cụt.

Liệu pháp băng ép mỏm cụt

Liệu pháp băng ép sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải băng vết thương và thay băng vết thương đều đặn. Liệu pháp băng ép bắt đầu sau đó, chẳng hạn như băng ép bằng cuộn băng thun. Bác sĩ của bạn sẽ xác định thời gian chính xác.

Mục đích của liệu pháp ép là để giảm phù nề phần chi còn lại và chuẩn bị phần chi còn lại của bạn cho việc lắp chân giả sau này. Băng ép giúp thúc đẩy lưu thông máu ở phần chi còn lại. Điều này làm giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành sẹo.

4 Kết quả của tổng số 9

Đau chi ma

Các nguyên nhân, kiểu đau và cách xử trí đau chi ma

Nhiều người bị ảnh hưởng bởi chứng đau chi ma, nghĩa là đau trên phần chi thể đã bị cắt cụt đi. Các chuyên gia tin rằng có tới 70% những người đã cắt cụt chi phải chịu đựng nỗi đau này, tạm thời trong hầu hết các trường hợp. Căng thẳng tâm lý ở những cá nhân bị ảnh hưởng đôi khi rất cao. Có nhiều giả thuyết khác nhau liên quan đến nỗi đau chi ma. Tuy nhiên cũng có nhiều giải pháp xử trí hứa hẹn cho chứng đau chi ma này nhưng không may là không có giải pháp nào giúp tất cả mọi người theo cách giống nhau. Ở đây chúng tôi muốn nêu các nguyên nhân có thể và các cách xử trí khác nhau. Trong mọi trường hợp, bạn nên trao đổi với Chuyên gia lắp ráp chi giả, Nhà trị liệu hoặc Bác sĩ của bạn. Họ sẽ làm việc cùng với bạn để tìm ra giải pháp giúp bạn giảm bớt cảm giác đau.

Patient is looking on residual limb

Các nguyên nhân đau chi ma

Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra bởi các Chuyên gia liên quan đến nguồn gốc của đau chi ma. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do các khu vực khác nhau trong não bộ chịu trách nhiệm các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi một bộ phận nào đó của cơ thể mất đi, não không nhận được phản hồi từ bộ phận đó nữa thì phản ứng của não đối với sự «mất tín hiệu » này gây ra đau. Với giả thuyết này thì điều thú vị đáng ghi nhận là những người khuyết chi bẩm sinh, được biết đến bởi các dị tật liên quan đến chứng rối loạn vận động đã có sẵn (Dysmelia) thì thường không phải chịu đựng cơn đau chi ma. Do vậy, dường như có một loại « hiệu ứng học tập » trong não bộ, ký ức về cơn đau có vẻ như cũng đóng một vai trò quan trọng, nếu người bệnh đã xuất hiện những cơn đau từ trước khi bị cắt cụt thì sẽ có ảnh hưởng đến đau chi ma sau cắt cụt, điều này cần được cân nhắc khi lựa chọn phương pháp điều trị.

Các kiểu đau chi ma

Đau chi ma mang tính cá nhân rất cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó ảnh hưởng đến cả những người cắt cụt chi trên và những người cắt cụt chi dưới. Cơn đau có thể tăng hoặc giảm tùy vào thời tiết, độ lạnh hoặc các trạng thái căng thẳng về cảm xúc. Nó có thể chỉ ra vào những thời điểm nhất định, mức độ đau tăng hoặc giảm, hoặc thường xuyên hiện hữu. Kiểu đau, cường độ và đặc điểm của cơn đau cũng có thể khác nhau. Những người bị đau chi ma thường diễn tả nó như cảm giác bị kéo và chọc thủng hoặc bỏng rát và bị chuột rút.
Đau chi ma khác với các cảm giác chi ma, các cảm giác ở chi đã bị cắt cụt không gây đau đớn.

Các cách điều trị đau chi ma

Rất nhiều kiểu đau có thể xảy ra trên phần chi thể còn lại sau phẫu thuật cắt cụt, cần phải phân biệt giữa đau trên mỏm cụt và đau chi ma để có cách xử trí khác nhau.

Có nhiều phương pháp điều trị cho cả hai loại đau. Đối với đau chi ma thì nên phối hợp nhiều phương pháp, và không có phương pháp chuẩn nào có thể giúp ích cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nhiều liệu pháp mang tính lâu dài và đòi hỏi người bị đau cũng phải tham gia một cách tích cực. Bạn có thể phải rất kiên nhẫn và chịu đựng, tuy vậy chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên làm điều này mặc dù rất nhiều thử thách. Hãy trao đổi với Bác sĩ, Nhà trị liệu hoặc chuyên gia lắp ráp chi giả của bạn. Họ sẽ làm việc chặt chẽ với bạn và hỗ trợ bạn tốt nhất trong khả năng của họ. Các Phương pháp sau đây là phù hợp và bổ sung cho nhau để điều trị chứng đau chi ma sau cắt cụt chi.

  • Liệu pháp gương : Ngồi đối diện với một cái gương, bên chân lành của bệnh nhân được phản chiếu trong gương, điều này tạo cảm giác bên chân đã cắt vẫn còn. Được xem như chi ảo, giờ đây có thể cử động có chủ đích nhờ bên chân lành. Do vậy, chi ảo có thể được giải phóng ra khỏi những nơi chật chội và gây đau đớn với sự trợ giúp từ việc cử động bên chân lành, đưa chi ảo vào vị trí thoải mái hơn và không gây đau đớn.

  • Liệu pháp Cảm ứng: Xoa bóp phần chi thể còn lại với các chất liệu khác nhau để kích thích các dây thần kinh qua da. Liệu pháp này có thể được thực hiện cùng liệu pháp siêu âm, liệu pháp nhiệt hoặc điện.

  • Đeo chân giả hoặc bao lót mỏm cụt : Cơn đau được giảm nhẹ với nhiều người khi họ đeo chân giả hoặc bao lót mỏm cụt. Điều này có thể được giải thích một mặt bởi cảm giác kích thích mỏm cụt, và mặt khác, bởi ý nghĩ rằng chân bên cắt cụt vẫn còn nên não bộ vẫn nhận được phản hồi tương ứng.

  • Liệu pháp đau : Bác sĩ điều trị đau là các Bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực điều trị đau. Bác sĩ điều trị của bạn sẽ giới thiệu bạn với Bác sĩ chuyên ngành điều trị đau. Điều quan trọng là không được tự ý dùng thuốc giảm đau trong mọi trường hợp.


Residual limb pain

Đau tại phần chi còn lại và đau ma là các loại đau khác nhau và do đó được điều trị khác nhau. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải được kiểm tra kỹ lưỡng để xác định xem bạn đang trải qua cơn đau chi ma hay một dạng đau chân còn lại. Đau nhức tại phần chi còn lại cũng có thể do một chân giả không vừa khít. Kiểm tra y tế giúp làm rõ liệu bạn có thể có mô sẹo khó chịu, u thần kinh chi còn lại gây đau đớn, độ che phủ mô mềm không đầy đủ hay mô mềm dư thừa. Những nguyên nhân gây đau này có thể được loại bỏ về lâu dài bằng cách điều chỉnh các thành phần hoặc thông qua một can thiệp phẫu thuật khác.

Một số kỹ thuật mổ cũng có thể giúp giảm đau chi còn lại và đặc biệt là cơn đau bắt nguồn từ một số dây thần kinh ở chi còn lại sau khi cắt cụt chi. Nếu có thể, liệu pháp giảm đau dự phòng nên bắt đầu trong quá trình phẫu thuật với thuốc gây tê cục bộ hoặc bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật để ngăn chặn sự khởi phát của cơn đau hoặc sự phát triển của cơn đau mãn tính.

4 Kết quả của tổng số 4

Vận động ban đầu

Hãy vận động

Trong khi chi thể còn lại của bạn đang lành thương, bạn đã có thể chuẩn bị cho việc điều trị tại một cơ sở phục hồi chức năng với các bài tập đặc biệt. Hãy trao đổi với Bác sĩ hoặc người trị liệu của bạn và yêu cầu họ hướng dẫn bạn một số điều quan trọng như : Tư thế đúng khi nằm trên giường là như thế nào để các cơ và khớp gần với chi thể còn lại nhất không bị co rút hoặc cứng, các bài tập thở và các bài tập vận động và chuyển động nhẹ nhàng nhằm ổn định hệ tuần hoàn của bạn. Các biện pháp này giúp bạn có thể nhanh chóng lắp được chân giả mà không gặp vấn đề gì, giúp bạn duy trì vận động và năng động như trước.

Patient takes first steps after amputation

Tư thế đúng của phần chi còn lại

Nằm yên trong một thời gian dài ngay sau khi phẫu thuật chắc chắn sẽ gây khó khăn cho bạn. Có thể bạn cũng sẽ không thể trở mình trên giường được. Vì lý do này, bạn nên nhờ nhân viên y tá giúp bạn thay đổi tư thế vài lần trong ngày. Việc đặt tư thế đúng này rất quan trọng, vì nó đảm bảo rằng bạn không bị đau nhất có thể và cũng ngăn ngừa vết loét phát triển do tì đè.


Việc duy trì tư thế đúng cho chi còn lại của bạn cũng rất quan trọng. Nếu bạn đang nằm ngửa, phần chi còn lại của bạn không được kê trên gối. Cũng đừng để phần chân còn lại thõng xuống khi ngồi trên xe lăn hoặc trên giường. Điều này có thể làm giảm khả năng vận động của chi còn lại của bạn - và khả năng di chuyển hạn chế của chi còn lại có nghĩa là bạn sẽ không thể điều khiển chân giả một cách chính xác sau này. Định vị tư thế chính xác với khớp mở rộng - trong chừng mực có thể cho bạn - ngăn chặn khớp bị co cứng.

Rehabilitation facilities

Làm thế nào để tôi có thể tìm được một cơ sở phục hồi chức năng tốt ?

Thường thì sau khi ra viện, bạn sẽ tiếp tục việc điều trị tại một cơ sở Phục hồi chức năng (PHCN), mục đích là để chuẩn bị cho bạn làm quen với việc sử dụng chi giả trong cuộc sống hàng ngày. Để việc này đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn một cơ sở Phục hồi chức năng có kinh nghiệm trong việc phục hồi cho người bị cụt chi.

  • Cơ sở PHCN càng có nhiều kinh nghiệm thì càng đáp ứng tốt các nhu cầu của bạn. Lời khuyên chung là nên chọn cơ sở có ít nhất 50 bệnh nhân một năm, số liệu xin từ các cơ sở hiện có.

  • Hãy trao đổi với Chuyên viên chỉnh hình của bạn, người có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn thỏa đáng

  • Bác sĩ điều trị sẽ nói cho bạn biết bạn nên điều trị ở cơ sở PHCN bao lâu là đủ, và bạn nên điều trị nội trú hay ngoại trú thì hơn. Tất cả điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như quá trình lành thương hay bạn tự chuẩn bị ở nhà tốt ra sao.

Patient enters patient care center
Quá trình lắp chân giả

Quá trình lắp chân giả

Sau khi cắt cụt chi, bạn sẽ có nhiều câu hỏi cấp thiết: Khi nào thì tôi có thể gắn chân giả, làm thế nào để tôi có thể gắn được chân giả hay chân giả của tôi sẽ như thế nào? Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn tất cả thông tin chi tiết về các bước tiếp theo tại đây.

Nói chung, chân giả của bạn đáp ứng nhiều chức năng: Một mặt, nó phục hồi khả năng vận động của bạn ở một mức độ lớn. Bằng cách đeo chân giả, bạn cũng giảm hoặc tránh các vấn đề về tư thế và rối loạn thăng bằng có thể xảy ra do thiếu trọng lượng của chân bị cụt. Nó cũng giúp chân lành của bạn không bị quá tải, có thể dẫn đến các vấn đề về lâu dài. Nói chuyện với chuyên gia lắp ráp chi giả và nẹp chỉnh hình của bạn ngay sau khi cắt cụt chi. Họ có thể giải thích quá trình dẫn đến việc bạn lắp một chân giả. Xin lưu ý rằng nhiều yếu tố quyết định thời điểm bạn có lắp được chân giả, Chuyên gia lắp ráp chi giả và nẹp chỉnh hình O&P của bạn có thể đưa ra lời khuyên chi tiết cho bạn.

Patient receives initial prosthetic fitting